Phạt đền (Penalty) là kiểu đá phạt trực tiếp 1 đối 1 giữa cầu thủ và thủ môn đối phương ở khoảng cách rất gần 11m. Do đó, khả năng cú sút chuyển thành bàn thắng rất cao khiến cho đội bóng nào cũng khao khát có được quả phạt Penalty. Cùng ONE88 tìm hiểu những thông tin thú vị dưới đây để hiểu rõ hơn về tình huống đá phạt này nhé!
Phạt đền Penalty trong bóng đá là gì?
Penalty là tình huống sút phạt trên chấm 11m nằm trong khu vực 16m50 rất hay xuất hiện trong các màn so tài nảy lửa. Trên thực tế, đây là cơ hội lớn để đội đá phạt nâng cao thành tích tạo cách biệt với bàn thắng đẹp mắt khó lòng cản phá.
Khi đá phạt penalty thành công, bàn thắng có tác động rất lớn tới tinh thần thi đấu của 2 bên. Bởi khoảng cách sút bóng rất thuận lợi nên đội bóng sẽ cảm thấy vô cùng tiếc nuối nếu không thể ghi bàn.
Các tình huống trọng tài thổi phạt Penalty
Sút phạt đền vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với mỗi đội bóng, có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả trận đấu. Theo đúng luật bóng đá, trọng tài sẽ thổi phạt Penalty trong tình huống cầu thủ của đội phòng ngự phạm lỗi với các cầu thủ đang thực hiện các đợt tấn công hoặc chạm tay vào bóng trong khu vực vòng cấm.
Tuy nhiên, trong quá trình giao tranh, trọng tài rất khó nắm bắt trọn vẹn các diễn biến trên sân nên có những tình huống thổi phạt Penalty chưa chuẩn xác. Ví dụ như, cầu thủ của đội tấn công đánh lừa khiến trọng tài nhận định có lỗi xảy ra và thổi phạt đền. Quả phạt Penalty cũng có thể xuất hiện trong trường hợp trọng tài cho rằng lỗi xảy ra trong vòng cấm mặc dù thực chất lỗi xuất hiện ngoài cấm địa.
Những tình huống xử phạt Penalty thiếu chuẩn xác thường gây ra rất nhiều tranh cãi. Hiện nay luật bóng đá có thêm sự hỗ trợ của công nghệ VAR giúp trận đấu diễn ra công bằng minh bạch hơn.
Cách triển khai đá phạt Penalty từ cầu thủ
Quả phạt đền là cơ hội quý giá giúp đội bóng gia tăng cách biệt tạo nên thế trận mới. Do đó, cách triển khai như thế nào để có được bàn thắng đẹp mắt là rất quan trọng:
Đá Penalty trực tiếp theo cách thông thường
Trái bóng được đặt cách khung thành 11m, các cầu thủ phải đứng cách chấm sút phạt đền ít nhất 9.15m, trừ cầu thủ đá phạt và thủ môn. Các thành viên trong đội đều có cơ hội thực hiện quả phạt Penalty. Theo luật bóng đá, cú sút phạt chưa có bàn thắng sẽ được thực hiện lại nếu trước khi cầu thủ sút bóng, thủ môn có hành động di chuyển về phía trước.
Quả sút phạt Penalty được thực hiện sau khi trọng tài thổi còi và bàn thắng được tính nếu trái bóng lăn qua vạch vôi khung thành. Hầu hết các cú phạt đền có khả năng chuyển hóa thành bàn thắng rất cao tuy nhiên vẫn có trường hợp bóng bật xà ngang cột dọc, thủ môn hoặc cầu thủ đối phương cản phá được bóng.
Khi triển khai sút Penalty theo cách thông thường, cầu thủ chọn hướng bóng đi thật tốt để một phát ăn ngay mang về bàn thắng cho đội tuyển. Muốn làm được điều này, cầu thủ phải có kỹ thuật và biết cách đánh lừa thủ môn.
Thực hiện đá phạt đền phối hợp
Thay vì đá trực tiếp, cầu thủ có thể phối hợp với nhau để tạo nên bàn thắng đầy bất ngờ. Cầu thủ đầu tiên thực hiện cú sút phạt chuyền cho các thành viên trong đội. Chiến thuật này đòi hỏi đội bóng phải có tinh thần đoàn kết hiểu ý đồ của nhau để tạo nên lợi thế cho mình.
Tình huống đá Penalty phối hợp lần đầu tiên được thực hiện bởi cầu thủ Jimmy McIlroy và Danny Blanchflower trong cuộc đối đầu giữa Northern Ireland vs Bồ Đào Nha năm 1957. Tại World Cup 1957, người hâm mộ cũng được theo dõi màn đá phạt đền phối hợp giữa Rik Coppens và Andre Piters trong màn so tài Bỉ vs Iceland.
Lưu ý cần biết khi thực hiện sút Penalty
Quả phạt Penalty xuất hiện thường khiến cho trận đấu trở nên kịch tính hấp dẫn hơn. Theo luật bóng đá, trong quá trình sút bóng, cầu thủ cần lưu ý các điểm sau:
- Cầu thủ sút phạt đển chỉ được làm động tác giả khi chạy đà. Nếu có động tác giả trong khi sút bóng và vào lưới, cú phạt Penalty sẽ được thực hiện lại.
- Theo quy định của FIFA, người đá phạt Penalty không được chạm bóng lần 2 nếu chưa có cầu thủ khác chạm vào kể cả trong tình huống bóng đập xạ và nảy ra.
- Trước khi trái bóng được sút đi, đội phòng ngự mắc lỗi thì đối phương sẽ thực hiện lại nếu chưa có bàn thắng. Nếu lỗi thuộc về đội tấn công, bàn thắng không được công nhận và phải thực hiện lại. Trường hợp cả 2 đội cùng phạm luật, cầu thủ sút lại.
Xem thêm: Al Nassr vs Al Hilal: Xứng danh El Clásico của giải Ả Rập
Như vậy, bài viết này đã giúp người hâm mộ hiểu rõ hơn về luật phạt đền trong bóng đá. Hy vọng những thông tin này mang đến cho bạn đọc những giây phút giải trí thú vị. Để cập nhật thêm các kiến thức thể thao mới mẻ độc đáo, anh em hãy theo dõi các bài viết tiếp theo nhé.